Đánh giá Google Nexus 10

nexus-10-jpg-pvfa57bd895632bf28-jpg-1354
Google Nexus 10
Nexus 10 sử dụng bộ vi xử lý hai nhân Samsung Exynos xung nhịp 1,7 GHz cùng với 2 GB bộ nhớ RAM, màn hình Super PLS 10,5 inch, độ phân giải 2.650 x 1.600 pixel. Máy có mức giá đề xuất vào khoảng 8,4 triệu đồng (399 USD) dành cho phiên bản 16 GB, rẻ hơn hẳn 2.000.000 đồng so với iPad 4 cùng dung lượng. Nexus 10 còn có phiên bản 32 GB với giá khoảng 10.400.000 đồng. Tại Việt Nam, máy có giá từ 10,9 tới 11,7 triệu đồng - hàng xách tay tại Haloshop (TP HCM).

Thiết kế và cấu tạo
Nexus 10 có thiết kế khá chắc chắn với các góc, cạnh được vuốt cong bo tròn, mang lại cảm giác thoải mái khi cầm trên tay. Người dùng dễ nhận thấy ảnh hưởng thiết kế của Samsung từ kích thước, các nút bấm, đến cách đặt loa ngoài thường thấy ở các dòng Galaxy Note II, Tab II 10.1.
IMG-2892-jpg-1354684532-1354684622_500x0
Nexus 10 ảnh hưởng thiết kế của Samsung.
Nexus 10 với kích thước 203,9 x 177,6 x 8,9 mm, mỏng hơn iPad 4 (9,4 mm) và tương tự Note 10.1 của Samsung. Ngoài ra với khối lượng 603 gram, Nexus 10 khá nặng so với các máy tính bảng 10 inch khác, tuy nhiên vẫn nhẹ hơn 50 gram so với iPad 4 (652 gram).
IMG-2897-jpg-1354684576-1354684622_500x0
Nỗi lực cải tiến trước các đối thủ - Nexus 10 mỏng 8,9 mm.
Cấu tạo của Nexus 10 không được sang trọng như các sản phẩm vỏ nhôm nguyên khối. Bù lại, thiết kế khá ấn tượng với phần thân nhựa chắc chắn, người dùng không phải lo móp, méo khi bị va đập mạnh.
Xung quanh các cạnh là cổng microUSB dùng để sạc và truyền dữ liệu, một cổng kết nối microHDMI. Nút nguồn, nút âm lượng và giắc cắm tai nghe 3,5 mm được đặt khá tiện lợi với người dùng.
DSC02923-jpg-1354684668-1354685152_500x0
Nút nguồn và nút điều chỉnh âm lượng.
DSC02899-jpg-1354684668-1354685152_500x0
Cổng microUSB.
DSC02903-jpg-1354684668-1354685153_500x0
Cổng microHDMI.
Điều đáng thất vọng ở đây là máy không có khe cắm thẻ nhớ nên người dùng không thể mở rộng không gian lưu trữ. Đặc biệt, người dùng phiên bản 16GB sẽ gặp nhiều khó khăn khi thiết bị có xu hướng sử dụng để giải trí, nghe nhạc và xem phim.
Screenshot-2012-11-29-22-04-35-png-13546
Không hỗ trợ thẻ nhớ ngoài là điểm yếu cố hữu của Google Nexus.
Một điều đáng tiếc khác của là Google là đã không giữ thiết kế vân chìm phủ tràn mặt lưng. Nexus 10 giữ lại một dải vân này theo chiều dọc ngay vị trí camera phía sau. Không có phần vân chìm này, người dùng dễ bị trơn trượt khi mồ hôi dính vào phần sau của máy.
DSC02927-jpg-1354684794-1354685153_500x0
Phần lưng không còn vân chìm dễ gây trơn trượt.
DSC02910-jpg-1354684794-1354685153_500x0
Camera phía sau của Nexus 10.
So với iPad 4, thiết kế của Nexus 10 có sự khác biệt khá rõ ràng, cổng kết nối với máy tính và camera của iPad đặt ở phía các cạnh ngắn còn với Nexus 10 được bố trí trên các cạnh dài của máy.
IMG-2894-jpg-1354684872-1354685153_500x0
Loa ngoài được đặt ở 2 đầu.
Hệ thống loa của Nexus đặt ở vị trí 2 cạnh ngắn, vị trí thường bị che khuất khi sử dụng. Mặc dù có chút ảnh hưởng khi sử dụng loa những chất lượng âm thanh cũng không quá tệ.
Nexus 10 không được tích hợp kết nối 3G sẽ có nhiều bất tiện khi người dùng thường xuyên di chuyển.
Màn hình, giao diện và tính năng
Nexus 10 sở hữu màn hình 10 inch, với tỷ lệ 16:10 cho chất lượng hình ảnh sắc nét, độ tương phản tuyệt đối, góc nhìn rộng phù hợp với nhu cầu giải trí. Bên cạnh đó, màn hình còn có khả năng chống trầy xước với kính cường lực Corning Gorilla Glass 2.
Screenshot-2012-11-29-17-38-20-png-13546
Giao diện của Nexus 10.
Thành công này được Samsung mô tả là nhờ màn hình công nghệ RGB (True RGB Real Stripe PLS). Công nghệ này cho mật độ điểm ảnh thật cao hơn các màn hình PenTile trước đây. Mỗi điểm ảnh trong PenTile được tạo thành từ 8 điểm ảnh phụ thì Real-Stripe lại có đến 12 điểm.
So với mức 2.054 x 1.536 pixel trên màn hình Retina của iPad 4, thông số của Nexus 10 cao hơn. Thực tế, chất lượng hình ảnh cũng như màu sắc trên iPad 4 khá mềm mại, còn Nexus 10 thì rực rỡ và sắc nét.
Tỷ lệ màn hình 16:10 tương đối đặc biệt, tỷ lệ này phù hợp với nhu cầu xem phim, giải trí, chơi game, còn với các tác vụ như đọc truyện, duyệt web thì tương đối kém thoải mái hơn iPad. Phần lớn các ứng dụng soạn thảo tài liệu, bảng tính, lướt web... hiện nay đều tối ưu cho tỷ lệ màn hình 4:3.
Nexus 10 được tích hợp hệ điều hành Android 4.2 mới nhất, độc lập vì được chính Google phát triển. Thực tế sử dụng cho thấy phiên bản này mang lại cảm giác trơn mượt, tốc độ cao trên màn hình cảm ứng đa điểm. Giao diện thiết kế khá đơn giản nên gây cảm giác nhàm chán và các tính năng mới chưa thực sự nổi bật so với phiên bản cũ.
Ấn tượng nhất là tính năng Multi Screen Sharing cho phép cá nhân hoá giao diện Nexus 10 theo sở thích từng, bao gồm cả màn hình trang chủ (Home), hình nền (Background) và ứng dụng (Apps).
Screenshot-2012-11-30-09-04-55-png-13546
Bàn phím ảo nhiều cải tiến nhưng không quá nổi bật với các máy tính bảng Android khác.
Bàn phím ảo với khả năng  nhận diện chữ cái hay văn bản (Gesture Type) khá thú vị tương tự như Swype hay SwiftKey. Tính năng này cho phép người dùng sử dụng bàn phím bằng cách trượt ngón tay qua các ký tự, tuy nhiên, Gesture Type phù hợp với việc sử dụng thiết bị bằng một tay, không thực sự hữu hiệu lắm trên máy tính bảng 10 inch.
Screenshot-2012-11-29-21-04-50-png_13546
Tính năng bản đồ của Google Maps vẫn rất xuất sắc.
Một vài tính năng tiêu biểu khác như bản đồ, lịch ghi nhớ, các ứng dụng của Google vẫn khá tốt. Gmail được trang bị tính năng mới cho phép theo dõi, đọc email cùng lúc, phóng to, thu nhỏ nội dung mình quan tâm. Ngoài ra, tính năng “swipe-to-delete” cho phép xóa email bằng cách vuốt nhẹ trên màn hình nhanh chóng và tiện lợi.
Camera, chất lượng hình ảnh và video
Nexus 10 được trang bị camera 5 megapixel phía sau, hỗ trợ chụp hình với độ phân giải tối đa 2.592 х 1.936 pixel và camera 1,9 megapixel phía trước cho chất lượng hình ảnh khá tốt. Hình ảnh khá sắc nét, tuy nhiên, một số chi tiết ở nền ảnh khá mờ nhạt.
IMG-20121129-215949-jpg-1354685763_500x0
Ảnh chụp đêm bị nhiễu khá nhiều.
IMG-20121130-054539-jpg-1354685380-13546
Cân bằng trắng chưa thực sự tốt. (Ảnh bình minh chụp từ Nexus 10).
IMG-20121130-061241-jpg-1354685380-13546
Ảnh sáng sớm của Nexus 10 khá sắc nét.
Chất lượng hình ảnh ban ngày có tương đối nhưng ảnh bị phủ vàng. Ảnh ban đêm mặc dù bị nhiễu khá nhiều nhưng màu sắc khá tốt và chất lượng ảnh nhìn chung thể chấp nhận được.
Camera phía trước có chất lượng ảnh chụp khá tệ, màu sắc bị sai lệch nhiều nhưng vẫn có thể đảm nhận tốt chức năng thoại video.
Tính năng thú vị Photo Sphere cho phép người dùng chụp ảnh 360 độ, tính năng này lấy cảm hứng từ Street View trong Google Maps, nhưng với kích thước cồng kềnh của thiết bị thì việc sử dụng không thực sự tiện lợi mà có lẽ sẽ phù hợp với một chiếc smartphone hơn.
Screenshot-2012-11-30-08-52-52-png-13546
Tính năng Photo Sphere giúp người dùng lưu lại hình ảnh không gian rộng.
Nexus 10 cũng cho phép quay video HD 1080p/30 khung hình/giây nhưng chất lượng thực tế không mấy nổi bật.
Video quay ban ngày bằng Nexus 10.
 
Video quay ban đêm bằng Nexus 10.
Hiệu năng và pin
Nexus 10 được trang bị bộ vi xử lý lõi kép Samsung Exynos 5 tốc độ 1,7 GHz dựa trên nền trảng Cortex A15, đây là thế hệ CPU ARM mới nhất và mạnh mẽ nhất hiện nay.
Bộ xử lý lõi kép dường như không quá nổi trội khi mà rất nhiều thiết bị di động đã trang bị chíp lõi tứ, tuy nhiên hiệu suất xử lý của Nexus 10 cũng như khả năng tiết kiệm pin khiến Số Hóa khá hài lòng.

Bộ xử lý đồ họa lõi tứ Mali-T604 cùng với bộ nhớ RAM 2G khiến Nexus 10 trở thành chiếc máy tính bảng Android có khả năng xử lý hình ảnh vượt qua các đối thủ cùng phân khúc. Tốc độ xử lý ứng dụng cũng như trình duyệt web cho tốc độ nhanh và mượt, các thao tác đa điểm cũng mang lại sự thỏa mãn cho người dùng.
Thực hiện phép thử hiệu năng với công cụ Quadrant Standard Edition, Nexus 10 đạt 4.498 điểm, vượt qua một chiếc máy tính bản 10 inch khác là Samsung Galaxy Tab 10.1.
Điểm từ Quandrant
Điểm đánh giá của Quandrant.
Screenshot-2012-11-30-08-02-39-png-13546
Điểm đánh giá của Antutu.
Với AnTuTu Benchmark, máy đạt được 13.721 điểm, đứng sau HTC One X+, Samsung Galaxy Note 2 và LG Nexus 4.
Trên ứng dụng benchmark NenaMark2, kiểm tra hiệu năng đồ họa của Nexus 10 có tốc độ hiển thị trung bình 55,4 khung hình/giây, số này tương đối cao, phù hợp với các game thủ chinh chiến game 3D như Warriors 2, Need For Speed...
Thử nghiệm đánh giá trình duyệt bằng công cụ Vellamo cho thấy Nexus 10 xử lý HTML5 rất tốt với 1.871 điểm.
Screenshot-2012-11-30-08-50-08-png-13546
Tốc độ hiển thị khung hình trung bình/giây cao, đạt 55,4fps.
Screenshot-2012-11-30-08-37-31-png-13546
Điểm đánh giá hiệu năng xử lý trình duyệt Web.
Screenshot-2012-11-29-21-48-19-png-13546
Các trò chơi 3D khá trơn mượt nhờ tốc độ hiển thị khung hình trung bình cao. Ảnh chụp màn hình game Warrios 2.
Screenshot-2012-11-29-22-04-16-png-13546
Thời lượng dùng pin khá tốt.
Nexus 10 sử dụng pin lithium polymer 9.000 mAh, dung lượng pin kém chút ít so với iPad 4 (11.560 mAh). Qua trải nghiệm, thời gian dùng pin không có nhiều khác biệt ở cả hai thiết bị, nhưng trong một số tác vụ sử dụng như duyệt web, nghe nhạc thì Nexus 10 còn vượt qua đối thủ. Trong điều kiện sử dụng bình thường, Nexus 10 đạt tối đa gần 9 giờ cho một lần sạc đầy pin.

So sánh thông số kỹ thuật giữa iPad 4 và Google Nexus 10:
Sản phẩm iPad 4 Nexus 10
Hệ điều hành iOS 6 Android 4.2 Jelly Bean
Kích thước (mm) 241,2 x 185,7 x 9,4 263,9 x 177,6 x 8,9
Khối lượng (g) 652 603
Màn hình (inch) 9,7 10,5
Độ phân giải (pixel) 2.048 x 1.536 2.560 x 1.600
Mật độ điểm ảnh (ppi) 264 300
RAM 1 GB  2 GB
Bộ vi xử lý A6X (dual core); quad core GPU Dual-core A15 Eagle; Mali T604 GPU
Bộ lưu trữ (GB) 16/32/64 16/32
Camera trước 1,2 megapixel 1,9 megapixel
Camera sau 5 megapixel 5 megapixel
Pin 11.560 mAh 9.000 mAh
Giá (đồng)
10.980.000 (bản 16GB) 18.880.000 (bản 32GB)
10.880.000 (bản 16GB)
11.680.00 (bản 32GB)

0 nhận xét:

video hai huoc