Canon IXUS 500 HS (ELPH 520 HS ở thị trường Mỹ) thuộc
phân khúc nhỏ gọn siêu zoom với cấu hình cơ bản gồm cảm biến độ phân
giải 10 triệu điểm, zoom quang 12x với chống rung quang học và màn LCD 3
inch.
|
Canon IXUS 500 HS được thiết kế khá nam tính. |
Phiên bản được thiết kế với hình dáng khá nam tính, vuông thành sắc
cạnh, gợi nhớ đến thiết kế của các phiên bản 80 IS hay 90 IS từ những
năm 2008 cũng với 10 triệu điểm ảnh. Tuy nhiên, dòng này đã được nâng
cấp đáng kể với siêu zoom 12x (28-336mm), kế thừa dòng siêu zoom nhỏ gọn
1100 HS hồi tháng 8 năm ngoái và chỉ chịu kém bậc đàn anh ra cùng thời
điểm là 510 HS ở màn cảm ứng và tính năng Wi-Fi tích hợp.
Tương tự như các phiên bản IXUS 2012 khác, 500 HS cũng hỗ trợ quay phim
Full HD 1080p24, hỗ trợ hai chế độ quay chậm, microphone tích hợp và
khả năng zoom khi quay.
Sản phẩm này đang được bán ở thị trường trong nước với giá gần 10 triệu đồng (hàng chính hãng).
Thiết kế và tính năng
Mặc dù zoom tới 12x nhưng hình dáng của 500 HS khá nhỏ gọn, chỉ 87,1 x
53,9 x 19,2 mm, thuộc dạng nhỏ gọn nhất trong các dòng siêu zoom trên
thị trường.
Do hình dáng nhỏ gọn, các nút điều khiển trên 500 HS cũng được thiết
kế nhỏ tương xứng nên có thể sẽ trở nên khó bấm đối với những người tay
to. Được trang bị màn hình lớn tới 3 inch, 500 HS đã phải hy sinh vòng
điều khiển 4 hướng quen thuộc, thay thế bằng 4 phím truy cập nhanh:
Chỉnh đèn, chế độ chụp, hiển thị, bù sáng, đồng thời đóng thêm vai trò
là các nút điều hướng. Điểm cộng là 500 HS có thêm nút quay phim rời bên
cạnh hai phím chức năng quen thuộc khác là truy cập Menu và bảng điều
khiển chức năng. Nút xem lại ảnh, nút chế độ tự động được đưa lên mặt
trên, bên cạnh công tắc nguồn và vòng chỉnh zoom, nút chụp ảnh.
IXUS 500 HS sử dụng pin Lithium-Ion NB-9L, kích cỡ chỉ như một pin
tiểu, có khả năng chụp được khoảng 190 kiểu mỗi lần xạc, không nhiều so
với một phiên bản bỏ túi, nhưng cũng đã khá hơn phiên bản rẻ tiền nhưng
có tính năng tương tự (chỉ thua zoom) là IXUS 125 HS.
Khe thẻ của 500 HS không được bố trí cùng với khe pin mà được đặt rời ở
phía đối diện, hỗ trợ các thẻ microSD, microSDHC và MicroSDXC. Việc chỉ
hỗ trợ các thẻ nhớ siêu nhỏ giúp máy hạn chế trọng lượng và diện tích
đáng kể, lại có thể dùng chung với điện thoại, nhưng cũng gây nên một số
bất tiện nhất định như phải mua thêm thẻ nếu chỉ có thẻ SD thông dụng,
hoặc phải dùng thêm áo thẻ khi đọc trực tiếp bằng máy tính do các máy
này hiện chỉ mới có khe thẻ SD tích hợp…
Các cổng USB/A/V và mini HDMI được bố trí ở cạnh bên. Lỗ vặn chân máy
được đặt phía dưới nhưng lại bố trí lệch, sát ngay khe pin, vì thế khi
đã lắp chân máy sẽ không thay pin được giữa chừng. Bù lại do khe thẻ
được bố trí rời nên ít nhất khi hết thẻ bạn vẫn có thể thay thoải mái mà
không phải tháo chân.
Đèn tích hợp được bố trí ở mặt trước với tầm xa khoảng 2,5 mét ở độ mở
rộng nhất, không ấn tượng nếu không nói là hơi kém so với phân khúc của
phiên bản này, khi mà phiên bản thấp cấp hơn 125 HS có khả năng chiếu xa
tới 3,5 mét. Nếu hay chụp với đèn, bạn có thể sẽ phải mua thêm dưới
dạng phụ kiện rời các phiên bản flash lắp ngoài như HF-DC1 hoặc HF-DC2.
|
Máy có zoom quang 12x. |
Một trong những đặc điểm nổi bật của 500 HS là zoom quang khủng tới 12x, trải dài từ góc rộng 28mm tới tele 336mm.
Mặc dù chưa tới được mức siêu khủng như các dòng Powershot SX hay như
của các đối thủ khác, nhưng nếu xét đến việc khoảng zoom này được đặt
trong một thân hình siêu nhỏ gọn do với kích thước cồng kềnh của các
phiên bản đó mới thấy được mức ấn tượng của 500 HS.
Với độ mở lớn nhất chỉ f/4.3 và khép còn f/5.6 ở mức tele, rõ ràng ống
kính của 500 HS chưa đủ để đứng vào hàng máy ảnh hỗ trợ trong việc chụp
thể thao hay hoang dã, nhưng có thể nói khoảng zoom này thừa đủ phục vụ
người chụp trong những tình huống thông thường hàng ngày hoặc mang đi du
lịch, miễn là có đủ ánh sáng.
|
Ảnh chụp góc rộng 28mm. |
|
Ảnh chụp tele 336mm. |
Hệ thống ổn định hình ảnh thông minh HS của máy có khả năng bù tới
3,5 stop, cho phép chụp tới tiêu cự tối đa 336mm với tốc độ xuống tới
1/30 giây mà không bị rung, khá ấn tượng với một máy du lịch nhỏ gọn,
nhưng tất nhiên còn tùy thuộc vào tay cầm máy. Chế độ này có thể tự động
lựa chọn một trong 7 chế độ chống rung, chẳng hạn theo chiều ngang hoặc
dọc, tùy chọn trong phần tùy chỉnh. Ngoài ra, máy cũng có cơ chế chuyên
dụng cho chụp ảnh cận cảnh cũng như có thể tự động tắt cơ chế ổn định
hình ảnh này khi máy được lắp vào chân máy.
Dưới đây là loạt ảnh thử nghiệm chụp với zoom tele 336mm với tính năng
ổn định hình ảnh để ở chế độ liên tục và chế độ tắt. Mặc dù ảnh được
chụp ở tốc độ 1/13 giây, vượt qua giới hạn hỗ trợ của máy (1/30 giây)
nhưng có thể nói kết quả xử lý của 500 HS vẫn khá ấn tượng.
|
Ảnh crop 100%, chụp ở tiêu cự 336 mm, ISO 200, 1/13 giây, IS tắt. |
|
Ảnh crop 100%, chụp ở tiêu cự 336mm, ISO 200, 1/13 giây, IS bật. |
Các chế độ chụp
|
Các chế độ chụp và điều chỉnh bên sườn máy. |
Mặc dù Canon từng đưa tính năng chỉnh tay hoàn toàn lên các dòng IXUS,
nhưng ở phiên bản này, chỉ còn chế độ lập trình (Program) là được duy
trì với khả năng chỉnh cân bằng trắng, ISO và tùy chỉnh màu, còn lại là
các chế độ mặc cảnh khi máy ở chế độ tự động thông thường hoặc chế độ tự
động thông minh (điều chỉnh ở công tắc cạnh trên của máy) với khả năng
tự động nhận diện cảnh và tùy chỉnh mức phơi sáng thích hợp.
Các chế độ mặc cảnh ngoài việc duy trì thông thường như trên các phiên
bản khác, còn được bổ sung thêm các hiệu ứng sáng tạo mới xuất hiện
trong các phiên bản gần đây như Miniature, Soft Focus, Monochrome…
Ở chế độ chụp đêm cầm tay (Handheld NightScene), máy cho phép chụp 3
kiểu liên tiếp rồi kết hợp lại thành một kiểu tối ưu, khá hữu dụng đối
với những người thích chụp ảnh tối mà chất lượng không quá tệ.
Một số ảnh chụp với hiệu ứng sáng tạo trên IXUS 500 HS:
Chế độ quay phim trên 500 HS hỗ trợ tối đa độ phân giải full HD
1080p24, tương tự như các dòng IXUS gần đây, với các chế độ nhận cảnh tự
động thông minh khá hữu dụng. Ở chế độ Program, bạn còn có thể tùy
chỉnh bù sáng cho phim, tính năng vốn chưa được hỗ trợ ở phiên bản siêu
zoom năm ngoái IXUS 1100 HS.
Phim được quay với mã hóa H.264 và lưu ở định dạng .MOV như thường lệ
với hãng này. Ở độ phân giải cao nhất, máy chỉ cho phép quay tối đa mỗi
đoạn 10 phút hoặc cho tới khi dung lượng đoạn phim đạt 4GB. Microphone
tích hợp và khả năng zoom quang trong khi quay gần như giờ đây đã trở
thành các tính năng tiêu chuẩn trên các dòng IXUS đời mới.
Tuy nhiên, cơ chế ổn định hình ảnh trong thực tế không mấy ấn tượng, đó
là chưa kể khi bật chống rung, hình ảnh thu được bị hiện tượng giật
hình. Thực tế cho thấy, để hình ảnh ổn định, tốt nhất nên đặt trên chân
máy, vì mặc dù cơ chế chống rung hình ảnh sẽ tự tắt, nhưng hình ảnh thu
được đảm bảo ổn định hơn. Thêm một điểm lưu ý nữa, là dù cho phép zoom
quang trong khi quay, nhưng tiếng ồn do động cơ zoom vẫn bị thu được
cùng với đoạn phim. Chỉ có tiếng ồn môi trường (chẳng hạn gió) là được
xử lý một cách đáng kể và hiệu quả.
Ngoài các hiệu ứng sáng tạo cũng có thể được áp dụng cho quay video,
500 HS còn được bổ sung thêm chế độ quay chậm Super Slow Motion, cho
phép quay ở tốc độ 240 khung hình/giây với độ phân giải 320 x 240 và
phát ở chế độ 30 khung hình/giây, phù hợp cho quay các hoạt cảnh thể
thao hoặc hành động.
|
Thời gian chụp của máy chưa ấn tượng. |
Thời gian khởi động từ lúc bật máy đến lúc chụp ảnh của 500 HS
đạt khoảng 2 giây, đủ nhanh để chụp thông thường dù tốc độ vẫn chưa
được ấn tượng. Cơ chế zoom 2 cấp trên phiên bản này cũng cho phép tùy chỉnh được chính xác hơn là chỉ một cấp trên bản rẻ tiền hơn 125 HS.
Công tắc chuyển giữa chế độ tự động thông minh hoàn toàn và chế độ lập
trình theo mặc cảnh cũng được tính toán kỹ lưỡng để đưa ra ngoài cạnh
trên, trên cơ sở nghiên cứu cho thấy đối với các phiên bản du lịch, đây
vẫn là hai chế độ hay được dùng nhất so với các tùy chỉnh khác trong
Menu hay Function.
Mặc dù về cơ bản, tốc độ lấy nét trên các máy ảnh du lịch của Canon
bình thường vốn khá nhanh và chính xác, nhưng trên phiên bản 500 HS lại
không được như mong đợi. Ngay cả ở điều kiện ánh sáng tốt, vẫn có khoảng
trễ giữa khi đo nét và khóa nét vào đối tượng, và khoảng trễ này sẽ
tăng lên khi zoom tăng lên.
Ở độ phân giải tối đa 10 triệu điểm, máy có khả năng chụp liên tiếp 2,8
khung hình/giây với điều kiện đối tượng được khóa nét và khóa sáng. Nếu
hy sinh độ phân giải xuống còn 2,5 triệu điểm ảnh, tốc độ chụp liên
tiếp sẽ được cải thiện lên tới 6,1 khung hình/giây.
Cảm biến sử dụng trên IXUS 500 HS là dạng back-illuminated CMOS với
kích cỡ 1/2,3 inch và 16 triệu điểm, dù chỉ 10 triệu điểm ở khu vực
trung tâm được sử dụng cho thu nhận hình ảnh. Nếu tính về số lượng điểm
ảnh tổng thể, cảm biến này khá tương tự như cảm biến dùng trên phiên bản
thấp cấp hơn IXUS 125 HS và 240 HS ra cùng đợt (chênh khoảng một tháng)
nhưng hai phiên bản này sử dụng toàn bộ 16 triệu điểm, vì thế có thể
nhận định mật độ điểm ảnh, chất lượng hình ảnh và khả năng khử nhiễu
trên các phiên bản này là tương đồng nhau.
So sánh khả năng khử nhiễu của IXUS 500 HS và IXUS 125 HS.
Để so sánh khả năng khử nhiễu trong điều kiện thực tế giữa hai phiên
bản 500 HS và 125 HS, hai máy đều được đặt ở chế độ Program, ống kính
đồng tiêu cự và ISO chỉnh tay ở các mức.
Ảnh kiểm tra được chụp trong nhà với phần đóng khung đỏ là phần sẽ
được phóng to 100% để so sánh. Ống kính khi chụp ảnh kiểm tra được để ở
28mm (với 500 HS) và zoom một chút trên bản 125 HS để đạt được tiêu cự
tương tự (do 125 HS tiêu cự rộng nhất là 24mm). Hai phiên bản đều tắt
chế độ chống rung cũng như chế độ i-Contrast.
Canon IXUS 500 HS |
Canon IXUS 125 HS |
|
|
ISO 100 |
ISO 100 |
|
|
ISO 200 |
ISO 200 |
|
|
ISO 400 |
ISO 400 |
Ở các mức ISO 100, 200 và 400, có thể nói nhiễu hạt xuất hiện ngay từ
đầu nhưng đều ở mức chấp nhận được. Bắt đầu từ mức ISO 400, nhiễu hạt
bắt đầu rõ rệt hẳn ngay cả khi không cần phải phóng to.
Canon IXUS 500 HS |
Canon IXUS 125 HS |
|
|
ISO 800 |
ISO 800 |
|
|
ISO 1600 |
ISO 1600 |
Mức 800 cho thấy các chi tiết cạnh viền đã bắt đầu mất và ở 1.600 trở
lên thì đã bắt đầu ảnh hưởng mạnh đến chất lượng ảnh. Tốt nhất lúc này
người chụp nên chuyển về chế độ Chụp đêm cầm tay (Handheld NightScene),
mặc dù máy cũng sẽ chọn mức ISO là 1.600 nhưng do qua xử lý thêm một
bước nên chất lượng ảnh trông vẫn khá hơn là chỉ chuyển về ISO 1.600 ở
chế độ thông thường.
So sánh với hình ảnh thu được từ phiên bản thấp cấp hơn IXUS 125 HS, có
thể thấy nhiễu hạt trên bản 500 HS nhiều hơn và kém chi tiết hơn, một
phần có thể do phiên bản này sử dụng toàn bộ số điểm ảnh, vì thế ít bị
ảnh hưởng bởi nhiễu hạt hơn, hoặc cũng có thể một phần cơ chế khử nhiễu
trên bản 125 HS hoạt đông hiệu quả hơn.
Dưới đây là một số hình ảnh về khả năng khử nhiễu ở các mức ISO khác nhau trên hai phiên bản 500 HS và 125 HS:
Trong phần so sánh này, hai phiên bản được để cùng một chế độ, cùng
tiêu cự, ISO chuyển vể cố định ở mức 100. Bốn khung màu đỏ trên ảnh chụp
thử sẽ được phóng to 100% để so sánh.
Canon IXUS 500 IS |
Canon IXUS 125 HS |
|
|
Ở ảnh cúp thứ nhất, cả hai phiên bản đều thể hiện độ chi tiết tương đối
tốt cả trên tòa nhà lẫn bãi cỏ. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ hơn đoạn đường
tiếp giáp chân trời, có thể thấy đường thẳng không được tự nhiên với
nhiễu hạt ở cả hai vùng có thể nhận thấy bằng mắt thường. Nhiễu hạt cũng
ảnh hưởng cả đến độ chi tiết của bức tường đá trên tòa nhà.
Canon IXUS 500 IS |
Canon IXUS 125 HS |
|
|
Ở bức cắt cúp thứ hai, ngọn hải đăng được thể hiện khá rõ, cùng với mái
nhà và các khung cửa sổ. Tuy nhiên, tại các vùng đơn sắc như biển hay
những ngọn núi phía sau ngọn hải đăng, nhiễu cũng nhìn thấy rõ hơn.
Canon IXUS 500 IS |
Canon IXUS 125 HS |
|
|
Ở bức thứ ba, nhiễu tại các cạnh viền đã được kiểm soát tốt, nhưng hệ
quả kèm theo lại khiến cho các chi tiết tại cạnh viền không được sắc
nét. Bức ảnh cuối được xử lý độ chi tiết và sắc nét tốt, nhưng màu vì
thế trông lại hơi bệt.
Canon IXUS 500 IS |
Canon IXUS 125 HS |
|
|
Có thể thấy dù độ phân giải khác nhau, nhưng thực tế số điểm ảnh và
kích cỡ như nhau nên chất lượng hình ảnh trên cả hai phiên bản khá tương
đồng. Hình ảnh trên phiên bản thấp cấp hơn 125 HS trông có vẻ tốt hơn
một chút, chủ yếu do dùng hết độ phân giải nên nhiều chi tiết hơn và ít
bị ảnh hưởng nhiễu hạt hơn so với vùng cắt cúp chỉ 10 triệu điểm ảnh
trên 500 HS. Mặc dù khi để ảnh ở mức độ bình thường, khó có thể nhận
thấy sự khác biệt, nhưng khi phóng lên 100% như trên, bạn sẽ thấy chất
lượng thực sự trên hai phiên bản như thế nào. Rõ ràng để đánh đổi cho
lợi thế zoom quang khủng, 500 HS đã phải hy sinh một phần kích cỡ cũng
như nhiễu ảnh so với phiên bản 125 HS.
|
Hàng chính hãng trên thị trường Việt Nam có giá khoảng 10 triệu đồng. |
Dù sao cũng phải nói rằng IXUS 500 HS hiện là một trong những
phiên bản zoom khủng nhỏ gọn nhất trên thị trường, trong khi vẫn duy trì
được một cấu hình tốt với cảm biến 10 triệu điểm (16,8 triệu điểm thực
tế), màn 3 inch tỷ lệ 4:3, quay phim full-HD 1080p24 và đầy đủ các tính
năng mặc cảnh cũng như hiệu ứng sáng tạo mới nhất của hãng hiện thời.
So với phiên bản thấp cấp hơn 125 HS, phiên bản 500 HS trông sang trọng
hơn nhờ với lớp vỏ kim loại. Mặc dù nặng hơn nhưng trên thực tế kích
thước của 500 HS vẫn nhỏ hơn 125 HS một chút tính trên cả 3 chiều.
Mặc dù số điểm ảnh trên 500 HS chỉ 10 triệu so với 16 triệu điểm trên
125 HS, nhưng kích cỡ và số điểm ảnh thực tế trên cảm biến của hai phiên
bản là tương tự nhau, nên chất lượng ảnh có thể coi là gần như tương
đồng, ngoại trừ việc sử dụng toàn bộ số điểm ảnh trên cảm biến của 125
HS khiến cho ảnh to hơn môt chút, chi tiết nhiều hơn và nhiễu vì thế
cũng ít hơn.
Về zoom quang, 500 HS ưu thế vượt trội so với 125 HS với 12x so với chỉ
5x. Nhưng về các thông số khác, có thể nói hai phiên bản đều được trang
bị cấu hình khá tương đồng với việc sử dụng bộ xử lý mới nhất DIGIC V,
quay phim full-HD, hệ thống ổn định hình ảnh mới nhất, cùng hàng loạt
các hiệu ứng quen thuộc khác. Vì thế, nếu là người ưa thích chụp xa, thì
500 HS là lựa chọn rất hiệu quả với ống kính tới 336mm trong một thân
hình quá nhỏ gọn. Nhưng nếu không quá quan trọng đến yếu tố này, thì 125
HS lại là lựa chọn hợp lý hơn, nhất là về tỷ lệ chất lượng/giá tiền.
0 nhận xét: